Đồ án công nghệ chế tạo máy
Đồ án công nghệ chế tạo máy
Thông tin đồ án
Đồ án môn học công nghệ chế tạo máy
Thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết dạng hộp
Bao gồm nhiều bản vẽ như nguyên công,chi tiết,giá đỡ,lồng phôi..
Và bản thuyết minh
ĐỒ ÁN MÔN HỌC
CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY
I. PHÂN TÍCH CHỨC NĂNG, ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC CỦA CHI TIẾT
Dựa vào bản vẽ chi tiết ta thấy giá đỡ là chi tiết dạng hộp
Do giá đỡ là loại chi tiết quan trọng trong một sản phẩm có lắp trục. Gía đỡ làm nhiệm vụ đỡ trục của
máy và xác định vị trí tương đối của trục trong không gian nhằm thực hiện một nhiệm vụ động học nào
đó . Sau khi gia công xong giá đỡ sẽ được lắp bạc đồng hai nửa để lắp và làm nhiệm vụ đỡ trục.
Trên giá đỡ có nhiều mặt phải gia công với độ chính xác khác nhau và cũng có một số bề mặt không
phải gia công. Bề mặt làm việc chủ yếu là lỗ trụ Φ30
Cần gia công mặt phẳng đáy và các lỗ Φ10, Φ8 chính xác để làm chuẩn tinh gia công. Đảm bảo sự
tương quan của lỗ Φ30 với các bề mặt gia công và kích thước từ tâm lỗ Φ30 đến mặt phẳng đáy là :
49± 0,17
Chi tiết làm việc trong điều kiện rung động và tải trọng thay đổi.
Đối với nhiệm vụ gia công mặt dưới của giá đỡ cần phải gia công chính
xác các mặt bậc để đảm bảo khi lắp ghép với nửa trên chỉ có mặt làm việc
tiếp xúc với nửa trên còn các mặt khác đảm bảo có khoảng cách để tránh
siêu định vị đồng thời phải đảm bảo sự tương quan của nửa dưới lỗ Φ30
với các bề mặt gia công. Do đó khi lắp ghép với nửa trên để gia công lỗ
Φ30 mới chính xác.
Vật liệu sử dụng là : GX 15-32 , có các thành phần hoá học sau :
C = 3 3,7 Si = 1,2 2,5 Mn = 0,25 1,00
S < 0,12 P =0,05 1,00
[δ]bk
= 150 MPa
[δ]bu = 320 MPa
II. PHÂN TÍCH TÍNH CÔNG NGHỆ TRONG KẾT CẤU CHI TIẾT
Từ bản vẽ chi tiết ta thấy :
Mặt trên của giá đỡ có đủ độ cứng vững để khi gia công không bị biến dạng có thể dùng chế độ cắt
cao , đạt năng suất cao
Các bề mặt làm chuẩn có đủ diện tích nhất định để cho phép thực hiện nhiều nguyên công khi dùng bề
mặt đó làm chuẩn và đảm bảo thực hiện quá trình gá đặt nhanh .
Chi tiết giá đỡ được chế tạo bằng phương pháp đúc . Kết cấu tương đối
đơn giản , tuy nhiên khi gia công các lỗ vít , lỗ định vị và lỗ làm việc chính
Φ30 cần phải ghép với nửa trên để gia công cho chính xác đảm bảo các
yêu cầu kỹ thuật .
Các bề mặt cần gia công là :
1. Gia công bề mặt phẳng đáy A với độ bóng cao để làm chuẩn tinh cho nguyên công sau .
2. Gia công 2 mặt trên B để gia công 4 lỗ Φ10 để bắt vít và 2 lỗ Φ8 để định vị với bề mặt trên
máy.
3. Gia công 4 lỗ Φ10 để bắt vít và 2 lỗ Φ8 để định vị với bề mặt trên máy.
4. Gia công mặt trên C là mặt lắp ghép với nắp trên.
5. Gia công 2 x M8 để bắt vít với nửa dưới và 2 lỗ Φ8 để làm chuẩn định vị khi lắp nửa trên với
nửa dưới .
6. Gia công 2 mặt phẳng đầu Φ60 cùng với nửa trên.
7. Gia công lỗ Φ30 cùng với nửa trên.
III-XÁC ĐỊNH DẠNG SẢN XUẤT
Muốn xác định dạng sản xuất trước hết ta phải biết sản lượng hàng năm của chi tiết gia công . Sản
lượng hàng năm được xác định theo công thức sau :
α + β
)
N = N1.m (1+ 100
Trong đó
N- Số chi tiết được sản xuất trong một năm
N1- Số sản phẩm được sản xuất trong một năm (5000 chiếc/năm)
m- Số chi tiết trong một sản phẩm
α- Phế phẩm trong xưởng đúc α =(3 ÷ 6) %
β- Số chi tiết được chế tạo thêm để dự trữ β =(5 ÷ 7)%
6 + 4
Vậy N = 5000.1(1 + 100
Trọng lượng của chi tiết được xác định theo công thức
Q = V.γ (kg)
Trong đó
Q - Trọng lượng chi tiết
γ - Trọng lượng riêng của vật liệu γgang xám= 6,8 ÷ 7,4 Kg/dm3
V - Thể tích của chi tiết
) =5500 chi tiết /năm
V = VĐ + VT
VĐ- Thể tích phần đáy
VT-Thể tích phần trên
V - Thể tích của chi tiết
35.54.60 2
VT =
VĐ = 14.112.54 - 42.54.7 - 4.3,14.52
V = 62990 + 97660 = 160650 mm3
Vậy Q = V.γ = 0,16065.7,2 = 1,157 (kg)
Dựa vào bảng 2 (TKĐACNCTM) ta có dạng sản xuất là dạng sản xuất hàng loạt vừa.
.14 = 62990 mm3
Lời nói đầu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
I : Phân tích chức năng làm việc của chi tiết. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
II : Phân tích tính công nghệ trong kết cấu của chi tiết.. . . . . . . . . . . . .
III : Xác định dạng sản xuất. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
IV : Chọn phương pháp chế tạo phôi . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
V : Lập thứ tự các nguyên công.. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
VI : Tính lượng dư cho một bề mặt, tra lượng dư cho các bề mặt còn lại.
VII : Tính chế độ cắt cho một nguyên công.. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
VIII: Tính thời gian gia công cơ bản cho tất cả các nguyên công. . . . .
IX : Tính và thiết kế đồ gá. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Tài liệu tham khảo. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1
bạn có thể chia sẻ bản vẽ trên cho mình không ?
ReplyDeletecảm ơn bạn rất nhiều