QUY TRÌNH THIẾT KẾ CHI TIẾT DẠNG HỘP

QUY TRÌNH THIẾT KẾ CHI TIẾT DẠNG HỘP


LỜI NÓI ĐẦU
  
   Hiện nay, các ngành kinh tế nói chung và ngành cơ khí nói riêng đòi hỏi kỹ sư cơ khí và cán bộ kỹ thuật cơ khí được đào tạo ra phải có kiến thức sâu rộng, đồng thời phải biết vận dụng những kiến thức đó để giải quyết những vấn đề cụ thể thường gặp trong sản xuất, sửa chữa và sử dụng.
     Mục tiêu của môn học là tạo điều kiện cho người học nắm vững và vận dụng có hiệu quả các phương pháp thiết kế, xây dựng và quản lý các quá trình chế tạo sản phẩm cơ khí về kỹ thuật sản xuất và tổ chức sản xuất nhằm đạt được các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật theo yêu cầu trong điều kiện và qui mô sản xuất cụ thể. Môn học còn truyền đạt những yêu cầu về chỉ tiêu công nghệ trong quá trình thiết kế các kết cấu cơ khí để góp phần nâng cao hiệu quả chế tạo chúng.
     Đồ án môn học công nghệ chế tạo máy nằm trong chương trình đào tạo của ngành chế tạo máy thuộc khoa cơ khí có vai trò hết sức quan trọng nhằm tạo cho sinh viên hiểu một cách sâu sắc về những vấn đề mà ngườ kỹ sư gặp phải khi thiết kế một qui trình sản xuất chi tiết cơ khí.
     Được sự giúp đỡ tận tình của các thầy giáo, và đặc biệt là thầy giáo Pgs.Ts Nguyễn Trọng Bình đã giúp em hoàn thành tốt đồ án môn học này.

                                                                    Em xin chân thành cảm ơn.
                                                      
                                                                   Sinh viên: Nguyễn Đức Thịnh 

ĐỒ ÁN MÔN HỌC
CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY
I. PHÂN TÍCH CHỨC NĂNG, ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC CỦA CHI TIẾT
Dựa vào bản vẽ chi tiết ta thấy giá đỡ là chi tiết dạng hộp
Do giá đỡ là loại chi tiết quan trọng trong một sản phẩm có lắp trục. Gía đỡ làm nhiệm vụ đỡ trục của máy và xác định vị trí tương đối của trục trong không gian nhằm thực hiện một nhiệm vụ động học nào đó . Sau khi gia công xong  giá đỡ sẽ được lắp bạc đồng hai nửa để lắp và làm nhiệm vụ đỡ trục.
Trên giá  đỡ có nhiều mặt phải gia công với độ chính xác khác nhau và cũng có một số bề mặt không phải gia công.  Bề mặt làm việc chủ yếu là lỗ trụ 30
Cần gia công mặt phẳng đáy và các lỗ 10, 8 chính xác để làm chuẩn tinh gia công. Đảm bảo sự tương quan của lỗ 30 với các bề mặt gia công và kích thước từ tâm lỗ 30 đến mặt phẳng đáy là : 49 0,17
Chi tiết làm việc trong điều kiện rung động và tải trọng thay đổi.
Đối với nhiệm vụ gia công mặt dưới của giá đỡ cần phải gia công chính xác các mặt bậc để đảm bảo khi lắp ghép với nửa trên chỉ có mặt làm việc tiếp xúc với nửa trên còn các mặt khác đảm bảo có khoảng cách để tránh siêu định vị đồng thời phải đảm bảo sự tương quan của nửa dưới lỗ 30 với các bề mặt gia công. Do đó khi lắp ghép với nửa trên để gia công lỗ 30 mới chính xác.  
Vật liệu sử dụng là : GX 15-32 , có các thành phần hoá học sau :
C = 3  3,7        Si = 1,2  2,5          Mn = 0,25  1,00
S < 0,12               P =0,05  1,00
[]bk = 150 MPa
[]bu = 320 MPa
II. PHÂN TÍCH TÍNH CÔNG NGHỆ TRONG KẾT CẤU  CHI TIẾT
Từ bản vẽ chi tiết ta thấy :
Mặt trên của giá đỡ có đủ độ cứng vững để khi gia công không bị biến dạng có thể dùng chế độ cắt cao , đạt năng suất cao
Các bề mặt làm chuẩn có đủ diện tích nhất định để cho phép thực hiện nhiều nguyên công khi dùng bề mặt đó làm chuẩn và đảm bảo thực hiện quá trình gá đặt nhanh .
Chi tiết giá đỡ được chế tạo bằng phương pháp đúc . Kết cấu tương đối đơn giản , tuy nhiên khi gia công các lỗ vít , lỗ định vị và lỗ làm việc chính 30 cần phải ghép với nửa trên để gia công cho chính xác đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật .
Các bề mặt cần gia công là :
1. Gia công bề mặt phẳng đáy A với độ bóng cao để làm chuẩn tinh cho nguyên công sau .
2. Gia công 2 mặt trên B để gia công  4 lỗ 10 để bắt vít và 2 lỗ 8 để định vị với bề mặt trên máy.
3. Gia công 4 lỗ 10 để bắt vít và 2 lỗ 8 để định vị với bề mặt trên máy.
4. Gia công mặt trên C là mặt lắp ghép với nắp trên.
5. Gia công 2 x M8 để bắt vít với nửa dưới và 2 lỗ 8 để làm chuẩn định vị khi lắp nửa trên với nửa dưới  .
6. Gia công 2 mặt phẳng đầu 60 cùng với nửa trên.
7. Gia công lỗ 30 cùng với nửa trên.                                  
III-XÁC ĐỊNH DẠNG SẢN XUẤT
Muốn xác định dạng sản xuất trước hết ta phải biết sản lượng hàng năm của chi tiết gia công . Sản lượng hàng năm được xác định theo công thức sau :
N = N1.m (1+)
Trong đó
N- Số chi tiết được sản xuất trong một năm
N1- Số sản phẩm được sản xuất trong một năm (5000 chiếc/năm)
m- Số chi tiết trong một sản phẩm
- Phế phẩm trong xưởng đúc  =(3  6) %
- Số chi tiết được chế tạo thêm để dự trữ   =(5  7)%
Vậy  N = 5000.1(1 +) =5500 chi tiết /năm
Trọng lượng của chi tiết được xác định theo công thức
Q = V.      (kg)
Trong đó
Q -  Trọng lượng chi tiết
  - Trọng lượng riêng của vật liệu    gang xám= 6,8  7,4 Kg/dm3
V - Thể tích của chi tiết
V = VĐ +  VT
VĐ- Thể tích phần đáy
VT-Thể tích phần trên
V - Thể tích của chi tiết
VT = = 97660 mm3
VĐ = 14.112.54 - 42.54.7 -  4.3,14.52.14 - 2.3,14.42.14  = 62990 mm3
V = 62990 + 97660 = 160650  mm3 = 0,16065 dm3

http://diencokhi.vn/quy-tr%C3%ACnh-thi%E1%BA%BFt-k%E1%BA%BF-chi-ti%E1%BA%BFt-dang-h%E1%BB%99p-ca000005-do000209-doan.html

0 comments: