QUY TRÌNH THIÊT KẾ THÂN BA NGẢ

THIẾT KẾ MỘT ĐỒ GÁ 
Chọn một đồ gá để tính toán cụ thể đó là đồ gá phay mặt đầu trụ tròn 450,2.
Khi thiết kế đồ gá ta cần phải tuân theo các bước sau :
1. Xác định kích thước của bàn máy.
+ Kích thước của bàn máy.
Dùng máy phay 6H12 có mặt làm việc của bàn là : 400x1600 (mm)
2. Xác định phương pháp định vị.
Vì ta đã phay tinh mặt phẳng A (Gốc kích thước), Vậy ta sẽ dùng mặt phẳng này làm chuẩn định vị để tránh sai số chuẩn, do vậy phiến tỳ phải làm tinh (bề mặt không khía nhám) mặt phẳng này định vị 3 bậc tự do, ta dùng thêm 1 chốt trụ ngắn 25 để định vị 2 bậc tự do cho chi tiết.
Để phay chi tiết với số lượng gia công 5000  ta  định vị 5 bậc tự do.
3. Vẽ đường bao của chi tiết tại nguyên công thiết kế đồ gá (theo tỷ lệ 1:1). Đường bao của chi tiết vẽ bằng nét chấm gạch, việc thể hiện 2 hoặc 3 hình chiếu này tuỳ thuộc vào mức độ phức tạp của chi tiết, ở chi tiết này không quá phức tạp nên chỉ cần biểu diễn bằng 2 hình chiếu.
4. Xác định phay chiều điểm đặt của lực cắt, lực kẹp.
Vì chi tiết được phay trên máy phay đứng và được định vị trên phiến tỳ. Vậy lực kẹp chi tiết có phương từ trên xuống dưới (xuống bàn máy), điểm đặt của lực trên chi tiết như hình vẽ lực kẹp tác dụng vuông góc với bàn máy.
5. Xác định vị trí và vẽ kết cấu đồ định vị.
(Cần đảm bảo cho lực cắt, lực kẹp hướng vuông góc vào đồ định vị, vuông góc với chúng).
6. Tính lực kẹp cần thiết khi phay.
Xác định phương chiều và điểm đặt của lực cắt, lực kẹp. 
Lực kẹp có phương, chiều, điểm đặt như hình vẽ  
Để phay mặt A này, chi tiết được định vị 5 bậc tự do, lực cắt tiếp tuyến được xác định theo công thức sau :

Trong đó :
C : Hệ số ảnh hưởng của vật liệu.
T : Chiều sâu cắt (mm).
S : Lượng chạy dao răng (mm/răng).
Z : Số răng dao phay.
B : Bề rộng dao phay.
D : Đường kính dao phay (mm).
N : Số vòng quay của dao (vòng/phút).
K : Hệ số phụ thuộc vào vật liệu.
X,y,u,q,ư là các số mũ. Hệ số và số mũ lấy trong STCNCTM T2.
Theo mục 7, tính chế độ cắt cho 1 bề mặt ta đã có :
Lực cắt tiếp tuyến : Pz = 588,6(N).
Lực chạy dao Px = 294,3 (N).
Lực hướng kính Py = 0,4Pz = 235,44 (N).
Lực vuông góc với lực chạy dao : Pv = 529,74 (N).
Vậy trong trường hợp này cơ cấu kẹp phải tạo ra 1 lực ma sát lớn hơn lực Px
Ta có : Pkẹp = W.f > PS
Gọi K là hệ số an toàn.
Vậy : 
Theo bảng 34 TKĐACNCTM, ta có hệ số ma sát f =0,15.
K : Hệ số an toàn K = (1,5  2).
 
7. Chọn cơ cấu kẹp chặt.
Kết cấu được kẹp chặt bằng cơ cấu kẹp liên động theo nguyên lý đòn bẩy tự cân bằng.
Cơ cấu kẹp chặt được chọn theo bảng (8-30) (STCNTCM II)
8. Vẽ cơ cấu dẫn hướng, so dao.
9. Vẽ thân đồ gá.
Vẽ đầy đủ thân đồ gá có thể vẽ trích những phần không nhìn thấy được, như các vít, lò xo, đồng thời chú ý đến phương pháp gá đặt chi tiết, tháo chi tiết sau khi gia công, tính công nghệ khi tháo lắp đồ gá.

1 comment: