đồ án - QUY TRÌNH THIẾT KẾ GIA CÔNG HÀM TĨNH Ê TÔ

     QUY TRÌNH THIẾT KẾ GIA CÔNG HÀM TĨNH Ê TÔ




QUY TRÌNH THIẾT KẾ GIA CÔNG HÀM TĨNH Ê TÔ BAO GỒM: BV CHI TIẾT BV LỒNG PHÔI BV NGUYÊN CÔNG,ĐỒ GÁ BẢN THUYẾT MINH ĐỒ ÁN

                     
  Lời nói đầu

Chế tạo máy là một ngành then chốt, nó đóng vai trò quyết dịnh trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Nhiệm vụ của nghệ chế tạo máy là tạo ra các sản phẩm cơ khí cho mọi lĩnh vực của nghành kinh tế quốc dân, việc phát triển ngành công nghệ chế tạo máy đang là mối quan tâm đặc biệt của Đảng và nhà nước ta. 
Phát triển ngành công nghệ chế tạo máy phải được tiến hành đồng thời với việc phát triển nguồn nhân lực và đầu tư các trang bị hiện đại. Nguồn nhân lực đó cần phải kiến thức vững trắc, tương đối rộng và có khả năng vận dụng những kiến thức đó vào trong thực tế sản xuất.
      Môn học công nghệ chế tạo máy có vị trí quan trọng trong chương trình đào tạo kĩ sư cơ khí, cán bộ kĩ thuật về thiết kế, chế tạo các loại máy và các thiết bị cơ khí phục vụ các ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, điện lực.v..v. Để giúp cho sinh viên nắm vững được các kiến thức cơ bản của môn học và giúp cho họ làm quen với nhiệm vụ thiết kế, trong chương trình đào tạo kỹ sư cơ khí, đồ án môn học công nghệ chế tạo máy là môn học không thể thiếu được của sinh viên. Đồ án đòi hỏi người sinh viên phải sử dụng rất nhiều kiến thức của các môn đã học như: dung sai lắp ghép, vật liệu học, chế tạo phôi, cơ sở thiết kế máy, công nghệ chế tạo máy, đồ gá dụng cụ công nghiệp, các sổ tay …. Đây là một cơ hội tốt để sinh viên tổng hợp lại kiến thức sau một quá trình học tập và là một bước để chuẩn bị cho đồ án tốt nghiệp cũng như tiếp cận dần đến công việc của một kỹ sư công nghệ sau này.
Với nhiệm vụ thiết kế quy trình công nghệ chế tạo hàm tĩnh êtô,  sau một thời gian tìm hiểu và với sự chỉ bảo nhiệt tình của PGS – TS Nguyễn Viết Tiếp, đến nay em đã hoàn thành đồ án môn học này.
Em xin chân thành cảm ơn.  
                                                   Ngày 10 tháng 11 năm 2012
                                                           Nguyễn Văn Thảo.


                         THUYẾT MINH ĐỒ ÁN MÔN HỌC
CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY

      I- PHÂN TÍCH CHỨC NĂNG VÀ ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC CỦA CHI TIẾT
Dựa vào bản vẽ chi tiết ta thấy hàm tĩnh ê tô là chi tiết dạng hộp. Hàm tĩnh ê tô là chi tiết quan trọng trong kết cấu của một ê tô, nó cùng với hàm động định vị và kẹp chặt chi tiết nào đó trong quá trình gia công hay sửa chữa một sản phẩm cơ khí. 
  Trên hàm tĩnh êtô có nhiều mặt phải gia công với độ chính xác khác nhau và cũng có nhiều bề mặt không phải gia công. Bề mặt làm việc chủ yếu là lỗ trụ 40, cần gia công mặt phẳng C và các lỗ 9 chính xác để làm chuẩn tinh gia công đảm bảo kích thước từ tâm lỗ 25 đến mặt phẳng C là: 40+ 0,1
Chi tiết làm việc trong điều kiện rung động và thay đổi.
Vật liệu sử dụng là: GX 15-32 , có các thành phần hoá học sau : 
C = 3 – 3,7        Si = 1,2 – 2,5          Mn = 0,25 – 1,00
S < 0,12               P =0,05 – 1,00
[]bk = 150 MPa   
[]bu = 320 Mpa

II. PHÂN TÍCH TÍNH CÔNG NGHỆ TRONG KẾT CẤU CỦA CHI TIẾT.
Từ bản vẽ chi tiết ta thấy:
-  Hàm tĩnh Êtô có kết cấu đủ độ cứng vững để khi gia công không bị biến dạng có thể dùng chế độ cắt cao, đạt năng suất cao.
-  Các bề mặt làm chuẩn có đủ diện tích nhất định để cho phép thực hiện nhiều nguyên công khi dùng bề mặt đó làm chuẩn và đảm bảo thực hiện quá trình gá đặt nhanh. Đó là mặt phẳng đáy và hai lỗ vuông góc với nó.
 -  Kết cấu của chi tiết đảm bảo khả năng gia công các mặt phẳng trong một lần chạy dao.
  -  Hàm tĩnh êtô không có mặt phẳng nào không vuông góc với tâm lỗ ở hành trình vào cũng như ra của mũi khoan. Các kích thước ren theo tiêu chuẩn, nên dễ dàng gia công theo dụng cụ cắt đã được tiêu chuẩn hoá.
  -   Phôi chế tạo hàm tĩnh êtô được chế tạo bằng phương pháp đúc. Kết cấu tương đối đơn giản, cho dù việc khoả mặt đầu lỗ phụ gặp một chút khó khăn do không gian mặt này nhỏ.
             Các bề mặt cần gia công là:
1. Gia công bề mặt phẳng A với độ bóng cao để làm chuẩn tinh cho nguyên công sau, mặt phẳng này cùng các mặt phẳng khác cần  đạt độ nhẵn bóng Ra = 1,25 với độ chính xác cấp 6
2. Gia công mặt đầu lỗ 9, đây là mặt đầu của lỗ dùng làm chuẩn để kẹp bulông nền sau này khi ta ghép đế hàm tĩnh với chi tiết khác của ê tô. Trong quá trình sử dụng mặt này yêu cầu về độ nhẵn bóng bề mặt và độ chính xác kích thước không cao tuy nhiên do kết cấu của êtô ta cần gia công lỗ 14 vuông góc với mặt đáy của chi tiết nên ta cần gia công bề mặt này có cấp chính xác tương ứng với cấp chính xác của bề mặt đáy tức đảm bảo độ nhẵn bóng cấp 6, với Ra = 1,25.
3. Gia công 2 lỗ 9, 2 lỗ này cùng mặt A làm chuẩn tinh thống nhất trong quá trình gia công sau này, cho nên ta cần gia công đảm bảo chính xác về kích thước dung sai lỗ. Ta cần gia công lỗ này đạt độ chính xác đảm bảo cho chế độ lắp 9H7 và độ nhẵn bóng tương ứng của bề mặt lỗ đó đảm bảo Ra = 1,25.
4. Gia công lỗ 14 vuông góc với mặt đáy, cần đảm bảo độ vuông góc của đường tâm lỗ với mặt đáy không vượt quá 0,1/100mm chiều dài.
5. Gia công mặt đầu lỗ trụ 30, gia công lỗ 25 và 30. Việc gia công các lỗ này cần đảm bảo độ song song của đường tâm lỗ với mặt đáy không vượt quá 0,1/100mm chiều dài.
6. Gia công mặt C, D và mặt mỏm E đảm bảo độ chính xác tương quan giữa chúng với mặt đáy và độ nhám bề mặt đạt được cấp 6 tức Rz =2,5.
7. Gia công mặt bên G, H yêu cầu hai mặt này cần song song với nhau, và đạt được độ nhẵn bóng thống nhất giữa các bề mặt cần gia công.
8. Gia công lỗ ren M5 ở cả hai phía của chi tiết trong hai lần gá đặt.
9. Tổng kiểm tra

0 comments: